Thứ Bảy, Ngày 15/03/2025 15:16:33 GMT+7
"Song lâm nhập diệt
Đại nguyện viên thành
Còn đâu vang bóng đấng cha lành
Thương tiếc khắp quần sanh"
Kim thân Phật nhập Niết-bàn tại khuôn viên chùa Linh Phước
Nhìn lại lịch sử về cuộc đời Đức Phật, từ khi thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề cho đến ngày nhập diệt, trải qua suốt 49 năm, Đức Phật đã đi khắp xứ Ấn Độ rộng lớn bao la để hoằng hóa, độ sanh. Hễ chỗ nào có chân Ngài đến là ánh Đạo vàng bừng tỏa huy hoàng. Đạo Bồ Đề từ đấy đã ăn sâu gốc rễ trên đất nước Ấn Độ rộng lớn, và trở thành một tôn giáo chính của các nước lớn nhỏ thời bấy giờ tại xứ Ấn Độ. Đức Phật sau khi tự giác, đã giác tha và đến khi giác hạnh của Ngài đã viên mãn thì sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến đổi, yếu già. Lúc ấy Ngài đang trú tại rừng Sa La, trong xứ Câu Ly, cách thành Ba La Nại chừng 129 dặm.
Một hôm, Ngài gọi Tôn giả A Nan đến và báo cho biết là Ngài sẽ nhập niết bàn trong ba tháng nữa. Tin đức Phật sắp nhập niết bàn lan ra như một tiếng sét. Các đệ tử của Ngài đang ở các nơi xa cùng quy tụ về rừng Sa La để đảnh lễ và tiễn biệt đấng Giác Ngộ. Trong thời gian ba tháng cuối cùng ấy, Đức Phật vẫn không nghỉ ngơi, mà vẫn tiếp tục đi truyền đạo. Một hôm, Ngài đi thuyết pháp ngang qua một khu rừng, gặp một người làm nghề đốt than là ông Thuần Đà. Ông ấy đã thỉnh Ngài về nhà để thọ trai. Ngài đã chấp thuận lời thỉnh mời và đi đến nhà ông Thuần Đà để thọ trai. Đến nhà, ông Thuần Đà dọn ra cúng dường Ngài một bát cháo nấm.Thụ trai xong, Phật cùng các đệ tử lại từ giã ông Thuần Đà ra đi. Được một quãng đường, Ngài giao bình bát cho ông A Nan và truyền treo võng lên trong rừng cây Sa La để Ngài nằm nghỉ. Ngài nằm xuống võng giữa hai cây Sa La, đầu trở về hướng Bắc, mình nghiêng về phía tay phải, mặt xây về phía mặt trời lặn, hai chân chéo vào nhau, và cho chúng đệ tử biết là ngài chuẩn bị nhập niết bàn.Nghe tin Ngài sắp nhập Niết Bàn, dân chúng quanh vùng đến kính viếng rất đông, trong số ấy có một ông già ngoài tám mươi tuổi, tên Tu Bạt Đà La đến xin xuất gia. Ngài hoan hỷ nhận lời. Đó là người đệ tử cuối cùng trong đời Ngài. Lúc bấy giờ các đệ tử Ngài đều có mặt đông đủ, chỉ trừ Tôn giả Ca Diếp vì đi thuyết pháp xa, chưa kịp về. Ngài gọi tất cả đệ tử và tín đồ đến quanh Ngài và dặn dò một lần cuối cùng trước lúc nhập niết bàn. Ngài dặn dò như sau:
Còn đây là lời di huấn cuối cùng mà Ngài đã để lại: “Này! Các người phải tự thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của Ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của Ta mà tự giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!”. “Này! Các người đừng dục vọng mà quên lời Ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quý giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có đạo Ta là quý báu. Chỉ có Chân lý của đạo Ta là bất di, bất dịch. Hãy Tinh tấn lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của Ta!”.
Di Giáo Kinh
Sau khi đã dặn dò xong, Ngài nhập định rồi vào Niết bàn. Lúc bấy giờ nhằm ngày Rằm tháng Hai âm lịch, năm 544 TCN, Ngài được 80 tuổi. Thời khắc ấy, trời đất u sầu, rừng cây Sa La im bặt tiếng chim muông, chư thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa cúng dường Đức Bổn Sư Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật nhập Niết bàn. Các đệ tử tẩm liệm xác thân Ngài vào kim quan và bảy ngày sau, đưa kim quan Ngài vào thành Câu Thi để làm lễ trà tỳ (hỏa thiêu). Trà tỳ xong, chúng đệ tử theo lời dặn của Phật để phân chia xá lợi của Ngài.
Ý nghĩa của ngày Phật nhập Niết bàn
Đức Phật nhập Niết bàn đến nay đã gần 26 thế kỷ, nhưng dấu tích của Ngài vẫn còn in đậm trong tâm tư của tất cả những người con Phật nói riêng và toàn nhân loại trên thế giới nói chung, bởi lẽ lợi ích mà Ngài đã mang lại cho chúng sanh quá lớn lao vĩ đại.
Cho nên, hằng năm, đến ngày 15 tháng 2 âm lịch, tín đồ Phật tử Việt Nam chúng ta đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật Thích Ca nhập Niết bàn. Việc tổ chức lễ kỷ niệm này là nhằm nhắc lại, tán thán công đức cũng như hạnh nguyện tu hành của Phật. Điều này nhắc nhở chúng ta noi theo gương sáng của Ngài, thực hiện lời di huấn của Ngài, và nhận thức sâu sắc rằng:
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận tại buổi lễ: